Các tin tức chính

Áp thuế GTGT để tạo cạnh tranh công bằng cho phân bón nội

Dự kiến, tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10 năm nay, kỳ vọng dự thảo Luật Giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ được thông qua với chính sách mới cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón

Tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Bộ Tài chính đang đề xuất, lấy ý kiến về việc áp thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng phân bón.

Tiếp tục kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phân bón về 0%

Hiện một số loại phân bón trong nước sản xuất đã dư cung, cần khuyến khích xuất khẩu. Trong khi vẫn bị áp thuế xuất khẩu 5% khiến phân bón Việt khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài.

Doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phân bón về 0%

Các nhà sản xuất phân bón muốn giảm thuế xuất khẩu về 0% trong bối cảnh dư thừa hàng triệu tấn mỗi năm, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý.

Luật hóa sử dụng, tái chế hóa chất

Để nâng cao kiểm soát, quản lý hóa chất, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu, ban hành và “luật hóa” hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho việc sử dụng, tái chế chất thải hóa chất.

Thuế xuất khẩu làm suy giảm sức cạnh tranh ngành phân bón

Trước dự thảo thuế xuất khẩu phân urê, super lân, DAP, SOP lên 5%, các doanh nghiệp trong ngành phân bón lo lắng sẽ bị giảm tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.  

Giá phân bón trong nước bám sát đà tăng trên thế giới

Với việc thị trường đã mở cửa sâu rộng, giá phân đạm ure - loại phân bón dẫn dắt các chủng loại khác tại thị trường Việt Nam đang bám sát đà tăng của thế giới.

Supe Lâm Thao: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Ngày 12/01/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cà phê, cây lâm nghiệp và phân bón nông nghiệp đô thị.

Kiến nghị đưa thuế xuất khẩu một số loại phân bón về 0%

Ure, Supe lân, kali sulphate và DAP là những loại phân bón được kiến nghị đưa thuế xuất khẩu về 0%, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh.

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón

 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Trong đó Bộ này đề xuất áp thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón.

Bộ Công Thương khuyến cáo về việc hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ

Thời gian vừa qua, tại khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công, dẫn đến việc một số hãng vận tải biển đã ra thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực Biển Đỏ, thay đổi lịch trình, chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của Châu Phi.

50 năm Phân bón Bình Điền đồng hành và sẻ chia cùng nông dân

Trải qua 50 năm phát triển, Công ty CP Phân bón Bình Điền luôn xây dựng những quy trình canh tác thông minh nhằm giúp bà con nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

Dự kiến đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng

Quốc hội xem xét về sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này, dự kiến đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 5%.

Bình Điền đóng góp cho đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2023, Phân bón Bình Điền đã đóng góp ý tưởng cho đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao.

Kiến nghị áp thuế xuất khẩu ure về 0%

Hiệp hội Phân bón Việt Nam mới đây đã có Công văn gửi Bộ Tài chính về góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó có kiến nghị áp thuế suất thuế xuất khẩu một số loại phân bón như ure, Supe lân, SOP về 0%.

Giá phân bón liệu có tăng theo nhu cầu khi vào cao điểm Đông Xuân?

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ phân đạm ure trong nước dự kiến sẽ tăng nhanh vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12 tới đây khi Đồng Xuân.


Công nhân Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vận chuyển sản phẩm phân bón mới lên xe của khách hàng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Theo quy luật thị trường các năm, nhu cầu phân đạm ure sẽ tăng cao khi bước vào cao điểm vụ Đông Xuân là tháng 11 và tháng 12, kéo theo giá phân bón tăng theo. Vậy thị trường phân bón trong nước cao điểm Đông Xuân năm 2023-2024 liệu có diễn biến tương tự.

Nguồn cung phân bón ổn định

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ phân đạm ure trong nước dự kiến sẽ tăng nhanh vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12 tới đây khi Đồng bằng Sông Cửu Long bước vào cao điểm vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, giá bán phân bón được dự báo ổn định ở mức bình quân các năm trước nhờ nguồn cung dồi dào.

Theo Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, tại thời điểm hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ure trong nước đã tăng hơn tháng 9 nhưng vẫn chưa cao. Khảo sát thực tế tại các thị trường trong nước cho thấy, tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện diện tích gieo sạ vụ Đông Xuân vẫn ở mức thấp như  Sóc Trăng, Long An mới  đạt 21-26% kế hoạch, đa số các tỉnh còn lại mới sạ được dưới 10% kế hoạch hoặc sang tháng 11 mới bắt đầu sạ như Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang… Tương tự như vậy, nhu cầu phân bón tại miền Bắc, tăng nhẹ trong 2 tuần cuối tháng 10 nhưng vẫn chưa cao.

Thông tin từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) cũng cho thấy 9 tháng của năm 2023, tiêu thụ phân bón Phú Mỹ đạt trên 980 nghìn tấn, tăng hơn 100 nghìn tấn, tương đương tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, phân ure Phú Mỹ tiêu thụ trên 690 nghìn tấn, cao hơn 50 nghìn tấn so với cùng kỳ 2022.

Tuy nhiên theo quy luật thị trường phân bón nhiều năm, nhu cầu phân bón, nhất là phân ure sẽ tăng nhanh khi sản xuất nông nghiệp bước vào cao điểm vụ Đông Xuân.

Để chuẩn bị đủ nguồn cung phân bón, đáp ứng nhu cầu cho cao điểm vụ Đông Xuân sắp tới, các doanh nghiệp phân bón đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để chạy máy an toàn, ổn định.

Tổng hợp sản xuất từ 4 doanh nghiệp sản xuất phân ure cho thấy, sản lượng sản xuất ure trong nước tháng 10 đạt 195 nghìn tấn, tương đương mức sản xuất của tháng 9. Trong khi đó, tổng lượng nhập khẩu phân ure tháng 10 ước đạt 46 nghìn tấn, tăng 1 nghìn tấn so với con số nhập khẩu tháng 9.

Theo Hiệp Hội Phân bón Việt Nam, với nguồn cung ure ổn định từ 4 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu phân ure cho sản xuất nông nghiệp cao điểm vụ Đông Xuân sẽ được đáp ứng hoàn toàn và giá phân bón có thể biến động theo giá thế giới nhưng trong tầm kiểm soát.

Giá phân bón sẽ tăng nhưng trong tầm kiểm soát

Dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Fertecon, việc Trung Quốc duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu ure trong bối cảnh giá dầu được dự báo sẽ tiệm cận mức 100 USD/thùng (giá ure thế giới được tính theo giá dầu khí thế giới), sẽ khiến giá ure có thể biến động.

Tuy nhiên, Công ty nghiên cứu thị trường Argus nhận định, cam kết tiêu thụ mạnh mẽ phân ure từ Ấn Độ và nhu cầu gia tăng ở châu Âu và Brazil, cộng với mô hình mua hàng thận trọng của các nhà nhập khẩu hiện nay cũng sẽ giúp giá phân ure duy trì ở mức hợp lý như hiện nay.

Với việc thị trường phân bón trong nước liên thông với thị trường quốc tế, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết hiện Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu urê, Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen và  xung đột Israel-Palestine vẫn diễn biến phức tạp nên giá phân ure có thể biến động.

Trên thị trường quốc tế, so với mức đáy được thiết lập hồi tháng 6/2023, giá phân ure xuất khẩu hiện nay tại Ai Cập và Trung Đông đã tăng 46%; trong khi đó, giá phân ure tại khu vực Biển Đen đã tăng 31%.

Giá phân ure tại Trung Quốc và Indonesia tăng lần lượt 27% và 18%.  Tuy nhiên với nguồn cung ure trong nước hiện cao hơn nhu cầu và doanh nghiệp phân bón vẫn phải đẩy mạnh xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả sản xuất, giá phân bón trong nước có thể biến động theo giá thế giới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và không thể tăng đột biến như năm “ dị biệt 2022” khi xảy ra chiến sự Nga-Ukraine khiến nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt nặng nề và giá phân bón tăng cao đột ngột.

Vận chuyển phân bón xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Công ty Chứng khoán BSC cũng dự báo mặc dù ngành phân bón phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá phân bón chạm đáy trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng những tháng cuối năm 2023, giá phân bón trong nước sẽ tăng theo quy luật thời vụ thị trường và theo sát các biến động trên thị trường thế giới.

Với diễn biến giá phân bón trên thị trường trong nước 9 tháng qua, lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp phân bón cũng có sự điều chỉnh. Theo báo cáo tài chính vừa công bố, lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2023 của DPM đạt 436 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm “dị biệt” 2022.

Tuy nhiên, nếu so sánh với lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp phân bón như DPM với lợi nhuận sau thuế bình quân cùng kỳ 9 tháng của ba năm trước đại dịch 2017, 2018, 2019 ở mức 439 tỉ đồng, mức lợi nhuận hiện nay của DPM đang về đúng “quỹ đạo.”

Tương tự như vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán DCM) trong 9 tháng qua đạt 610 tỷ đồng, giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia nhận định mức lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón lớn như DPM hay DCM về “quỹ đạo” là tín hiệu tốt cho thấy sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giúp hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Theo đó, nông dân tiết kiệm được chi phí vật tư phân bón, nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh giá lúa gạo tăng; còn doanh nghiệp vẫn duy trì dược mức lợi nhuận hợp lý như các năm trước đại dịch trong bối cảnh kinh tế vẫn nhiều khó khăn.

Hiện cả 4 doanh nghiệp nhà nước sản xuất phân đạm ure chủ lực của Việt Nam như DPM, DCM, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đều triệt để áp dụng các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh từ áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, linh hoạt chính sách bán hàng và phân phối để đảm bảo giá bán phân bón đến với nông dân tốt nhất, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm phân bón nhập khẩu giá rẻ và  giúp tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp./.bằng Sông Cửu Long bước vào cao điểm vụ Đông Xuân.

                                                                                                                                                                    Nguồn:vietnamplus.vn

Doanh thu và lợi nhuận ngành phân bón đã trở về “trạng thái bình thường”

Giá nông sản tăng cao, giá phân bón trở về bình ổn

Cùng với diễn biến bình ổn về giá phân bón, thông tin về việc giá nông sản, nhất là giá gạo trong nước liên tiếp lập kỷ lục về giá, xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục mới, đó là một thông tin rất đáng mừng trong bối cảnh hiện nay.

Nói là đáng mừng vì trước đó, trong giai đoạn 2021 và đầu năm 2022, giá phân bón bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy do đại dịch Covid 19 nên vọt tăng cao trên toàn cầu. Trong khi giá nông sản thời điểm đó lại tăng không tương ứng. Điều này đã khiến người nông dân cả nước gặp khó khăn khi giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng, không đủ chi phí cho sản xuất.

Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, giá phân bón đã trở về trạng thái bình thường như trước các năm đại dịch Covid. Theo đó, hiện giá phân bón như ở mức bình quân của các năm trước. Cụ thể, theo cập nhật mới nhất, giá phân lân Supe Lâm Thao và phân lân Văn Điển lần lượt ghi nhận mức giá 250.000 - 280.000 đồng/bao và 280.000 - 320.000 đồng/bao. Giá phân urê Ninh Bình vẫn duy trì trong khoảng 560.000 - 610.000 đồng/bao và urê Phú Mỹ (Đạm Phú Mỹ) có giá là 570.000 - 620.000 đồng/bao (bao 50kg); giá urê Cà Mau có giá là 570.000 - 610.000 đồng/bao; Giá bán của phân kali bột Phú Mỹ và Hà Anh tiếp tục niêm yết cùng mức là 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, loại Lào Cai đang được bán ra với mức giá 770.000 - 790.000 đồng/bao, NPK Phú Mỹ là 780.000 - 810.000 đồng/bao và NPK Bình Điền Đầu Trâu có giá là 790.000 - 820.000 đồng/bao...

Như vậy, mức giá này đã trở về bình thường như trước đây. Cùng trong bối cảnh đó, giá nông sản, đặc biệt là giá gạo đã tăng cao, khiến cán cân về giá phân bón - nông sản đã bình ổn trở lại. Cụ thể, theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 27/10 đạt 643 USD/tấn, giữ ổn định ở mức cao trong khi giá gạo 5% tấm của Thái Lan còn 564 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.

Trong khi đó, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng tăng.

Ghi nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, giá lúa thu đông tiếp đà tăng, nông dân chào mức giá cao hơn so với cuối tuần trước 100 – 200 đồng/kg.

Thị trường lúa gạo thế giới sôi động đã giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long có một vụ lúa thu đông thắng lợi về giá.

Tại Vĩnh Long, với năng suất lúa từ 5,8 - 6,2 tấn/ha, giá lúa từ 8.000 đồng/kg trở lên, nông dân có lợi nhuận cao hơn so với vụ thu đông trước.

Vụ lúa thu đông này, nông dân Vĩnh Long xuống giống hơn 35.800 ha, tăng khoảng 40% so với vụ thu đông năm trước với các giống lúa phổ biến được nông dân chọn sản xuất như OM5451, OM18.

Trong khi đó, tại TP.Cần Thơ, với giá bán lúa dao động từ 7.800 - 8.500 đồng/kg lúa tươi tùy loại, vụ thu đông năm nay, nông dân Cần Thơ lãi khoảng 3 - 4 triệu đồng/công (1.300 m2). Nhờ năng suất lúa tương đương vụ thu đông năm 2022 nhưng giá vật tư nông nghiệp vụ năm nay giảm, giá lúa tăng cao nên bình quân nông dân thu lãi từ 18 - 20 triệu đồng/ha, đây là vụ lúa thu đông có mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.

Doanh nghiệp phân bón nỗ lực tăng sản lượng, bình ổn thị trường

Giá phân bón đã trở về bình thường như thời điểm trước đại dịch, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của các dianh nghiệp sản xuất phân bón giảm mạnh so với 2 năm trước.

Cụ thể, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng năm 2023, Đạm Phú Mỹ thu về 565 tỉ đồng lãi trước thuế, giảm khoảng 4.870 tỉ đồng so với cùng kì (5.435 tỉ đồng). Con số này mới chỉ mới chỉ hoàn thành được 21% kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra hồi đầu năm nay (2.670 tỉ đồng).

Trong quý III/2023, doanh thu thuần của Đạm Phú Mỹ đạt 3.216 tỷ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm nhưng giá vốn lại tăng hơn 17% so với quý II năm ngoái, khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm 72,6% so với cùng kỳ, còn 408 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp qua đó sụt từ mức 38% xuống 13%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm mạnh 71% xuống 27 tỷ đồng chủ yếu do hụt thu từ khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay và cổ tức lợi nhuận được chia. Trừ đi chi phí, Đạm Phú Mỹ báo lãi sau thuế quý III chỉ đạt 69 tỷ đồng, giảm tới gần 93% so với mức lãi nghìn tỷ của cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của Đạm Phú Mỹ trong vòng 4 năm qua, kể từ quý III/2019.

Lý giải về nguyên nhân kết quả kinh doanh quý III suy giảm, Đạm Phú Mỹ cho biết do giá bán mặt hàng phân bón và hóa chất quý III giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán urê giảm 35% và giá bán NH3 giảm 59%. Đồng thời, giá khí tăng cao so với quý III năm ngoái cũng khiến lợi nhuận quý này giảm sâu tương ứng.

dam-ca-mau-dat-ke-hoach-doanh-thu-nam-2019-la-6928-ty-dong
Trong bối cảnh khó khăn, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã kiên trì thực hiện mục tiêu giữ vững thị phần tại thị trường mục tiêu và xâm nhập thị trường mới.

Cùng chung cảnh với Đạm Phú Mỹ là Đạm Cà Mau. Cụ thể, trong quý III, giá bán giảm so với cùng kỳ là nguyên nhân khiến doanh thu của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong quý vừa qua, dù sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm của Đạm Cà Mau tăng hơn 36% so với cùng kỳ, nhưng giá bán phân bón giảm mạnh so với giá đỉnh năm 2022 nên doanh thu thuần lại giảm gần 9%, đạt 3.010 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng hơn 23% so với quý II năm ngoái, lên 2.833 tỷ đồng khiến lãi gộp của công ty chỉ còn 177 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt hơn nghìn tỷ. Biên lãi gộp vì thế cũng giảm từ 29,1% xuống còn 5,9%.

Chi phí bán hàng của công ty cũng tăng tới 32% lên 192 tỷ đồng do đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường và hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm gần một nửa, xuống 85 tỷ đồng.

Nhờ doanh thu tài chính 200 tỷ đồng (chủ yếu là lãi từ khoản tiền gửi gần 10.000 tỷ đồng tại ngân hàng) nên Đạm Cà Mau vẫn có lãi sau thuế hơn 74 tỷ đồng trong quý III/2023, giảm 90% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của Đạm Cà Mau kể từ quý III/2019.

Lũy kế 9 tháng, Đạm Cà Mau đạt doanh thu thuần 9.036 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 617 tỷ đồng, lần lượt giảm 21% và 81% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng công ty mới hoàn thành được 44% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong bối cảnh giá phân bón đã trở về bình ổn, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nỗ lực khắc phục khó khăn bằng cách tăng sản lượng tiêu thụ, tiết giảm chi phí sản xuất. Cụ thể, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã kiên trì thực hiện mục tiêu giữ vững thị phần tại thị trường mục tiêu và xâm nhập thị trường mới. Công ty liên tục điều chỉnh các chính sách bán hàng linh hoạt, triển khai nhiều chương trình xúc tiến bán hàng như “Mùa vàng thắng lớn”, tặng ấn vật phẩm, tặng phân bón dùng thử. Ngoài ra, đơn vị cũng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ure để giảm áp lực thị trường trong nước.

Đạm Phú Mỹ cũng nỗ lực đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Theo báo cáo, lượng tiêu thụ Phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) trong 9 tháng năm 2023 đạt trên 980 ngàn tấn, tăng hơn 100 ngàn tấn, tương đương tăng 12% so với lượng tiêu thụ 877 ngàn tấn của cùng kỳ năm 2022.

Với lượng tiêu thụ phân bón trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 980 ngàn tấn, tăng hơn 100 ngàn tấn, tương đương tăng 12% so với lượng tiêu thụ 877 ngàn tấn của cùng kỳ năm 2022.Trong đó, sản phẩm chủ lực Đạm Phú Mỹ tiêu thụ được trên 690 ngàn tấn, cao hơn 50 ngàn tấn so với cùng kỳ 2022.

Đây là kết quả kinh doanh có thể nói là khả quan trong tình hình khó khăn chung của thị trường. Thị trường phân bón thế giới ở tình trạng cung vượt cầu, việc xuất khẩu phân bón của Việt Nam trầm lắng gây áp lực cả về giá và cán cân cung cầu phân bón trong nước. Tại thị trường trong nước, 9 tháng năm 2023 là giai đoạn rất khó khăn khi giá các mặt hàng phân bón liên tục giảm, trong khi nguồn cung dồi dào, đặc biệt là từ nguồn phân bón nhập khẩu giá rẻ từ Nga, Belarus…

Trước tình hình trên, PVFCCo đã có nhiều nỗ lực và giải pháp như tập trung cho công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ để hoàn thành vượt kế hoạch, giảm thời gian dừng máy, nhờ đó mà nguồn cung từ sản xuất của Nhà máy được đảm bảo, linh hoạt các chính sách bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, tăng cường ứng dụng số trong sản xuất kinh doanh.

Trong quý IV/2024, PVFCCo tiếp tục đặt mục tiêu vận hành sản xuất kinh doanh ổn định và sẽ đưa ra thị trường trên 300 ngàn tấn phân bón các loại.

Tiếp tục kiến nghị đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT

Thực tế, ngành phân bón đã có gần 2 năm đạt doanh thu và lợi nhuận tốt, tuy nhiên, với thực tế khó khăn hiện tại, các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón đang phải tính toán lại.

Trong bối cảnh này, một trong những yếu tố để vừa làm giảm bớt gánh nặng của bà con nông dân, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp phân bón “dễ thở” hơn, đó chính là sửa đổi chính sách về thuế VAT cho phân bón.

Từ năm 2015 trở lại đây, việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh phân bón không được khấu trừ, và doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%. Điều này dẫn đến giá phân bón đến tay bà con nông dân cũng bị tăng theo.

TS. Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra con số ước tính: với quy mô ngành phân bón trên 100.000 tỷ đồng hàng năm và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5%. Theo một tính toán thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Khi không được khấu trừ thuế, các đơn vị sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh, thị phần phân bón trong nước sẽ giảm.

TS. Phùng Hà cũng cho biết, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý. Việc sửa Luật thuế 71 đưa phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng sẽ mang lại bốn mục đích rất tích cực cho ngành phân bón. Thứ nhất, Nhà nước không bị thất thu thuế với mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam như hiện nay. Thứ hai, tạo sân chơi công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Thứ ba, việc áp thuế GTGT đồng thời tạo sự bình đẳng, lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Điều này cũng sẽ giúp cho đông đảo bà con nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, canh tác. Đặc biệt là tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Doanh thu và lợi nhuận ngành phân bón đã trở về “trạng thái bình thường”
"Chúng tôi kiến nghị sửa Luật thuế VAT phân bón, làm sao để có mức áp thuế phân bón một cách hợp lý nhất, nên đưa về mức thuế 4 - 5% để đảm bảo cạnh tranh cho phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước” - ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Sau 8 năm thực hiện Luật thuế số 71 này, nhiều nghiệp phân bón trong nước đã “ngấm đòn” Tính riêng Supe Lâm Thao, mỗi năm, chi phí không được khấu trừ đầu vào của Công ty khoảng 100 tỷ đồng.

Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng lên 6 - 7% và bắt buộc phải tính vào giá bán, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân. Ông Hồng cho biết. “Chính vì vậy, thời gian tới, chúng tôi có kiến nghị là cần thúc đẩy sửa Luật thuế này, làm sao để có mức áp thuế phân bón một cách hợp lý nhất, nên đưa về mức 4 - 5% để đảm bảo cạnh tranh cho phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước”, ông Hồng đề xuất.

Với sự điều chỉnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ duy trì sản xuất và chính bà con nông dân cũng được hưởng lợi từ việc giá phân bón sẽ giảm xuống.

                                                                                                                                                                                                Nguyễn Duyên

Giá phân bón trong nước giảm nhẹ nhờ nguồn cung ổn định

Hiện Việt Nam chủ động được nguồn cung nên giá phân bón trong nước, nhất là giá đạm ure, loại phân bón dẫn dắt thị trường, có dấu hiệu giảm nhẹ.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu: giá một mặt hàng đang giảm sâu bỗng bật tăng, xuất khẩu của Việt Nam xuống mức thấp nhất từ tháng 3/2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam đạt 91.756 tấn, tương ứng hơn 41 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 30% về giá trị so với tháng 8. So với tháng 9/2022, xuất khẩu phân bón tháng này giảm 43% về lượng và giảm 43% về giá trị, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Phân lân nung chảy Văn Điển đánh dấu chặng đường lịch sử 60 năm

Sáng 15/10, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1963 - 2023), ghi dấu bước tiến vững mạnh của công ty.

Giá phân bón xuất khẩu tháng 9 tăng 21% sau khi Trung Quốc hạn chế bán urê

Giá phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 450 USD/tấn, tăng 21% so với tháng trước sau khi Trung Quốc hạn chế bán urê cho thế giới, Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen.

Giá phân bón xuất khẩu khó trở về đỉnh cũ năm 2022

Trong bối cảnh nguồn cung ure thế giới và trong nước đều dư thừa, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón cho rằng giá ure xuất khẩu có thể nhích nhẹ trong nửa cuối năm, tuy nhiên không thể cao như mặt bằng năm 2022.

Lý do Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu phân bón urê

Trung Quốc mới đây yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Động thái này có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những nước nhập khẩu chính như Ấn Độ.

Giá phân bón trong nước rục rịch tăng theo thị trường thế giới

Trong ngắn hạn, dự báo thị trường phân bón trong nước vẫn giữ xu hướng tăng giá và kỳ vọng xuất khẩu ở mức cao, tuy nhiên hoạt động giao dịch sẽ không sôi động do nhu cầu trong tháng 8 không mạnh.