Các tin tức chính

Sớm giải quyết các vướng mắc để ứng dụng, phát triển silic trong phân bón

Hiện phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu cho cây trồng trong mẫu đất, phân bón và thực vật chưa nhất quán, gây khó khăn trong khâu công bố, kiểm tra.

Tháo gỡ vướng mắc cho phân bón silic

Đại diện Phân lân Nung chảy Ninh Bình kiến nghị cần sớm bổ sung thành phần SiO2 vào quy chuẩn quốc gia về phân bón, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất.

Cần bước chuyển xanh bền vững cho ngành phân bón và bảo vệ thực vật

Tác động của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu một cách dư thừa, thiếu hợp lý đang góp phần gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Để giảm thiểu tình trạng này, rất cần ngành phân bón và bảo vệ thực vật nội địa có bước chuyển đổi theo hướng xanh và bền vững từ sản xuất cho đến tiêu thụ, để qua đó mang lại lợi ích lâu dài cho ngành nông nghiệp.

Mỹ hỗ trợ Việt Nam hơn 100 tỷ đồng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Mỹ tài trợ hơn 100 tỷ đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa.

Tìm giải pháp hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững

Nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển bền vững ngành nông nghiệp được đưa ra tại Diễn đàn “Doanh nghiệp vì một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức chiều 09/4, tại Hà Nội.

Tổng hội NN-PTNT Việt Nam ký hợp tác với Hội đồng kinh doanh Mỹ - Việt

Hai tổ chức ký bản ghi nhớ ngày 9/4 nhằm thiết lập các hợp tác vì nông nghiệp xanh, phát triển bền vững thông qua kết nối giữa các doanh nghiệp.

Phát triển rộng rãi phân bón tan chậm thích ứng biến đổi khí hậu

Đây là một trong những giải pháp được TS Phùng Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra để tối ưu sử việc dụng phân bón, giảm phát thải.

10 năm không được áp thuế GTGT, doanh nghiệp phân bón "thiệt đơn thiệt kép"

Việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kéo dài từ 2015 khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại lớn, giá thành tăng, lợi nhuận giảm, vị thế cạnh tranh yếu.

Áp thuế GTGT để tạo cạnh tranh công bằng cho phân bón nội

Dự kiến, tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10 năm nay, kỳ vọng dự thảo Luật Giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ được thông qua với chính sách mới cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón

Tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Bộ Tài chính đang đề xuất, lấy ý kiến về việc áp thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng phân bón.

Tiếp tục kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phân bón về 0%

Hiện một số loại phân bón trong nước sản xuất đã dư cung, cần khuyến khích xuất khẩu. Trong khi vẫn bị áp thuế xuất khẩu 5% khiến phân bón Việt khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài.

Doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phân bón về 0%

Các nhà sản xuất phân bón muốn giảm thuế xuất khẩu về 0% trong bối cảnh dư thừa hàng triệu tấn mỗi năm, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý.

Luật hóa sử dụng, tái chế hóa chất

Để nâng cao kiểm soát, quản lý hóa chất, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu, ban hành và “luật hóa” hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho việc sử dụng, tái chế chất thải hóa chất.

Thuế xuất khẩu làm suy giảm sức cạnh tranh ngành phân bón

Trước dự thảo thuế xuất khẩu phân urê, super lân, DAP, SOP lên 5%, các doanh nghiệp trong ngành phân bón lo lắng sẽ bị giảm tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.  

Giá phân bón trong nước bám sát đà tăng trên thế giới

Với việc thị trường đã mở cửa sâu rộng, giá phân đạm ure - loại phân bón dẫn dắt các chủng loại khác tại thị trường Việt Nam đang bám sát đà tăng của thế giới.

Supe Lâm Thao: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Ngày 12/01/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cà phê, cây lâm nghiệp và phân bón nông nghiệp đô thị.

Kiến nghị đưa thuế xuất khẩu một số loại phân bón về 0%

Ure, Supe lân, kali sulphate và DAP là những loại phân bón được kiến nghị đưa thuế xuất khẩu về 0%, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh.

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón

 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Trong đó Bộ này đề xuất áp thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón.

Bộ Công Thương khuyến cáo về việc hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ

Thời gian vừa qua, tại khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công, dẫn đến việc một số hãng vận tải biển đã ra thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực Biển Đỏ, thay đổi lịch trình, chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của Châu Phi.

50 năm Phân bón Bình Điền đồng hành và sẻ chia cùng nông dân

Trải qua 50 năm phát triển, Công ty CP Phân bón Bình Điền luôn xây dựng những quy trình canh tác thông minh nhằm giúp bà con nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

Dự kiến đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng

Quốc hội xem xét về sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này, dự kiến đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 5%.

Bình Điền đóng góp cho đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2023, Phân bón Bình Điền đã đóng góp ý tưởng cho đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao.

Kiến nghị áp thuế xuất khẩu ure về 0%

Hiệp hội Phân bón Việt Nam mới đây đã có Công văn gửi Bộ Tài chính về góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó có kiến nghị áp thuế suất thuế xuất khẩu một số loại phân bón như ure, Supe lân, SOP về 0%.

Giá phân bón liệu có tăng theo nhu cầu khi vào cao điểm Đông Xuân?

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ phân đạm ure trong nước dự kiến sẽ tăng nhanh vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12 tới đây khi Đồng Xuân.


Công nhân Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vận chuyển sản phẩm phân bón mới lên xe của khách hàng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Theo quy luật thị trường các năm, nhu cầu phân đạm ure sẽ tăng cao khi bước vào cao điểm vụ Đông Xuân là tháng 11 và tháng 12, kéo theo giá phân bón tăng theo. Vậy thị trường phân bón trong nước cao điểm Đông Xuân năm 2023-2024 liệu có diễn biến tương tự.

Nguồn cung phân bón ổn định

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ phân đạm ure trong nước dự kiến sẽ tăng nhanh vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12 tới đây khi Đồng bằng Sông Cửu Long bước vào cao điểm vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, giá bán phân bón được dự báo ổn định ở mức bình quân các năm trước nhờ nguồn cung dồi dào.

Theo Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, tại thời điểm hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ure trong nước đã tăng hơn tháng 9 nhưng vẫn chưa cao. Khảo sát thực tế tại các thị trường trong nước cho thấy, tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện diện tích gieo sạ vụ Đông Xuân vẫn ở mức thấp như  Sóc Trăng, Long An mới  đạt 21-26% kế hoạch, đa số các tỉnh còn lại mới sạ được dưới 10% kế hoạch hoặc sang tháng 11 mới bắt đầu sạ như Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang… Tương tự như vậy, nhu cầu phân bón tại miền Bắc, tăng nhẹ trong 2 tuần cuối tháng 10 nhưng vẫn chưa cao.

Thông tin từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) cũng cho thấy 9 tháng của năm 2023, tiêu thụ phân bón Phú Mỹ đạt trên 980 nghìn tấn, tăng hơn 100 nghìn tấn, tương đương tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, phân ure Phú Mỹ tiêu thụ trên 690 nghìn tấn, cao hơn 50 nghìn tấn so với cùng kỳ 2022.

Tuy nhiên theo quy luật thị trường phân bón nhiều năm, nhu cầu phân bón, nhất là phân ure sẽ tăng nhanh khi sản xuất nông nghiệp bước vào cao điểm vụ Đông Xuân.

Để chuẩn bị đủ nguồn cung phân bón, đáp ứng nhu cầu cho cao điểm vụ Đông Xuân sắp tới, các doanh nghiệp phân bón đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để chạy máy an toàn, ổn định.

Tổng hợp sản xuất từ 4 doanh nghiệp sản xuất phân ure cho thấy, sản lượng sản xuất ure trong nước tháng 10 đạt 195 nghìn tấn, tương đương mức sản xuất của tháng 9. Trong khi đó, tổng lượng nhập khẩu phân ure tháng 10 ước đạt 46 nghìn tấn, tăng 1 nghìn tấn so với con số nhập khẩu tháng 9.

Theo Hiệp Hội Phân bón Việt Nam, với nguồn cung ure ổn định từ 4 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu phân ure cho sản xuất nông nghiệp cao điểm vụ Đông Xuân sẽ được đáp ứng hoàn toàn và giá phân bón có thể biến động theo giá thế giới nhưng trong tầm kiểm soát.

Giá phân bón sẽ tăng nhưng trong tầm kiểm soát

Dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Fertecon, việc Trung Quốc duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu ure trong bối cảnh giá dầu được dự báo sẽ tiệm cận mức 100 USD/thùng (giá ure thế giới được tính theo giá dầu khí thế giới), sẽ khiến giá ure có thể biến động.

Tuy nhiên, Công ty nghiên cứu thị trường Argus nhận định, cam kết tiêu thụ mạnh mẽ phân ure từ Ấn Độ và nhu cầu gia tăng ở châu Âu và Brazil, cộng với mô hình mua hàng thận trọng của các nhà nhập khẩu hiện nay cũng sẽ giúp giá phân ure duy trì ở mức hợp lý như hiện nay.

Với việc thị trường phân bón trong nước liên thông với thị trường quốc tế, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết hiện Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu urê, Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen và  xung đột Israel-Palestine vẫn diễn biến phức tạp nên giá phân ure có thể biến động.

Trên thị trường quốc tế, so với mức đáy được thiết lập hồi tháng 6/2023, giá phân ure xuất khẩu hiện nay tại Ai Cập và Trung Đông đã tăng 46%; trong khi đó, giá phân ure tại khu vực Biển Đen đã tăng 31%.

Giá phân ure tại Trung Quốc và Indonesia tăng lần lượt 27% và 18%.  Tuy nhiên với nguồn cung ure trong nước hiện cao hơn nhu cầu và doanh nghiệp phân bón vẫn phải đẩy mạnh xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả sản xuất, giá phân bón trong nước có thể biến động theo giá thế giới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và không thể tăng đột biến như năm “ dị biệt 2022” khi xảy ra chiến sự Nga-Ukraine khiến nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt nặng nề và giá phân bón tăng cao đột ngột.

Vận chuyển phân bón xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Công ty Chứng khoán BSC cũng dự báo mặc dù ngành phân bón phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá phân bón chạm đáy trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng những tháng cuối năm 2023, giá phân bón trong nước sẽ tăng theo quy luật thời vụ thị trường và theo sát các biến động trên thị trường thế giới.

Với diễn biến giá phân bón trên thị trường trong nước 9 tháng qua, lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp phân bón cũng có sự điều chỉnh. Theo báo cáo tài chính vừa công bố, lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2023 của DPM đạt 436 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm “dị biệt” 2022.

Tuy nhiên, nếu so sánh với lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp phân bón như DPM với lợi nhuận sau thuế bình quân cùng kỳ 9 tháng của ba năm trước đại dịch 2017, 2018, 2019 ở mức 439 tỉ đồng, mức lợi nhuận hiện nay của DPM đang về đúng “quỹ đạo.”

Tương tự như vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán DCM) trong 9 tháng qua đạt 610 tỷ đồng, giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia nhận định mức lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón lớn như DPM hay DCM về “quỹ đạo” là tín hiệu tốt cho thấy sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giúp hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Theo đó, nông dân tiết kiệm được chi phí vật tư phân bón, nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh giá lúa gạo tăng; còn doanh nghiệp vẫn duy trì dược mức lợi nhuận hợp lý như các năm trước đại dịch trong bối cảnh kinh tế vẫn nhiều khó khăn.

Hiện cả 4 doanh nghiệp nhà nước sản xuất phân đạm ure chủ lực của Việt Nam như DPM, DCM, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đều triệt để áp dụng các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh từ áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, linh hoạt chính sách bán hàng và phân phối để đảm bảo giá bán phân bón đến với nông dân tốt nhất, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm phân bón nhập khẩu giá rẻ và  giúp tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp./.bằng Sông Cửu Long bước vào cao điểm vụ Đông Xuân.

                                                                                                                                                                    Nguồn:vietnamplus.vn