Tính thuế phân bón thế nào để giảm gánh nặng cho nông dân?

17/4/2020 | Lượt đọc: 68126

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản khó khăn do dịch Covid-19, việc đưa mặt hàng phân bón thuộc diện chịu thuế VAT là phù hợp với pháp luật hiện hành và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và nông dân.

+

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện nay do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định tại Luật 71/2014/QH13 nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế VAT, dịch vụ mua vào, kể cả thuế VAT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón. Thay vào đó, toàn bộ chi phí này phải tính vào chi phí sản xuất, vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.

Tác động đối với nông dân

Quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT gây ra bất cập cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong việc cạnh tranh với phân bón nhập khẩu do phải tăng giá bán hoặc giảm lợi nhuận, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án sản xuất phân bón mới, dẫn đến các doanh nghiệp sẽ không "mặn mà" đầu tư sản xuất các loại phân bón thế hệ mới, với các tính năng ưu việt như phân bón tan chậm, thân thiện với môi trường…

 tinh thue phan bon the nao de giam ganh nang cho nong dan? hinh anh 1

Phân bón nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất lúa của người nông dân

Chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng, gây bất lợi trong cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu. Phân bón nhập khẩu, đặc biệt là phân bón nhập từ Trung Quốc một mặt không phải chịu thuế VAT 5%, một mặt được hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu phân bón 0%, lại được khấu trừ toàn bộ thuế VAT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất, do vậy, có lợi thế cạnh tranh về giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng, làm gia tăng nhập siêu. Khi sản xuất phân bón sản xuất trong nước phải thu hẹp quy mô, phân bón nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá thành và giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng làm gia tăng nhập siêu và sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô sản xuất, sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân sẽ phải mua phân bón với giá đắt, thiệt hại thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Lượng phân bón nhập khẩu tăng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn là ví dụ cho thấy “tác động ngược” của chính sách thuế, vừa kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước, vừa gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Nên có thuế VAT, nhưng ở mức 0%

Chính sách thuế bất cập như vậy dẫn tới việc không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. Từ những doanh nghiệp sản xuất phân bón có công nghệ hiện đại dần dần thành các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất phân bón lạc hậu, ngành sản xuất phân bón Việt Nam càng ngày càng thụt lùi. Cuối cùng là sản phẩm nông nghiệp và môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đầu vào là các loại phân bón có chất lượng thấp, chắc chắn nông sản đầu ra và môi trường sẽ bị ảnh hưởng. Đây chính là nguy cơ rất lớn cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản.

Việc đưa mặt hàng phân bón thuộc diện chịu thuế VAT là phù hợp với pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế về bảo hộ mậu dịch, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và nông dân.

 tinh thue phan bon the nao de giam ganh nang cho nong dan? hinh anh 2

Chịu mức thuế suất thuế GTGT như nhau là tạo bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu.

Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế VAT bằng 0, nghĩa là số tiền thuế VAT đầu ra doanh nghiệp nộp cho nhà nước bằng 0 đồng và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế VAT đầu vào, sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón và có cơ hội giảm giá phân bón trên thị trường. Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%, là tiền thuế VAT đầu ra doanh nghiệp nộp cho nhà nước và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế VAT đầu vào.

Cả hai trường hợp trên thì cả phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu chịu mức thuế suất thuế GTGT như nhau, tạo bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu.

Do đó, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đồng ý kiến nghị nên xem xét áp dụng tạm thời trong giai đoạn khó khăn hiện nay cần đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất là 0%.

Theo Dân Việt

Từ khóa: ,