Tin tức nổi bật

Giá phân bón tăng mạnh trong vòng 50 năm qua: Giải pháp nào để bình ổn?

Nhằm đưa ra các giải pháp ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh hiện nay, ngày 30-8, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm: “Tìm giải pháp ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tái cơ cấu để giữ thương hiệu Đạm Hà Bắc

Trong buổi làm việc tại Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc sáng 13-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm tái cơ cấu để nhà máy phát triển, phục vụ nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển nông nghiệp.

Thủ tướng: Cần ổn định việc làm cho người lao động Nhà máy Đạm Ninh Bình

Chiều 13.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc, kiểm tra hoạt động của Nhà máy Đạm Ninh Bình (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình), tại Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Xuất khẩu phân bón đang tăng, tỷ lệ nhập siêu có được rút ngắn?

Tính đến giữa tháng 7, xuất khẩu phân bón đạt 1.043.287 tấn, thu về 676,040 USD, so với cùng kỳ tăng 49,42% về lượng, tăng 2,76 lần về giá trị. Vào thấp điểm tiêu thụ như bây giờ, để giảm tồn kho doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, khả năng đến cuối tháng 8/2022 sẽ bằng năm 2021.

Giá phân bón tăng cao và giải pháp nào hỗ trợ người nông dân?

Giá phân bón tăng cao từ đầu năm 2021 đến nay khiến người nông dân rơi vào khó khăn. Vậy giải pháp nào hỗ trợ bà con nông dân trong bối cảnh này?

Cần cân nhắc khi áp thuế đồng loạt 5% với phân bón vô cơ xuất khẩu

Hiệp hội Phân bón Việt Nam vừa có văn bản phản hồi Bộ Tài chính liên quan tới dự thảo áp dụng đồng loạt thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón vô cơ.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt "nóng"

Thị trường phân bón đang "nóng" lên từng ngày do tác động kép của đại dịch Covid - 19 và xung đột giữa Nga-Ukraina. Các nguồn cung vật tư nguyên liệu đứt gãy trên toàn cầu, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón tăng phi mã và chưa có dấu hiệu dừng lại. Cộng thêm đề xuất áp thuế xuất khẩu phân bón của Bộ Tài chính; số tiền không được khấu trừ thuế VAT đầu vào lên đến hàng nghìn tỷ đồng… khiến doanh nghiệp gặp khó và thị trường phân bón vẫn chưa thể “hạ nhiệt”.

Giá phân bón cao nhất 50 năm, nông dân điêu đứng

Giá phân bón tăng cao kỷ lục khiến nông dân gặp nhiều khó khăn và tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước.

Kịch bản nào cho thị trường phân bón Việt Nam khi xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn

Chịu ảnh hưởng của giá phân bón thế giới tăng phi mã, thị trường phân bón Việt Nam cũng đang liên tục tăng nhiệt lên mức cao nhất 50 năm qua, đồng thời được dự báo sẽ tiếp tục ở ngưỡng cao khi cuộc xung đột Nga - Ukraine còn chưa kết thúc.

Bộ Tài chính đề xuất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón

Bộ Tài chính đã đề xuất thuế xuất khẩu 5% đối với một số mặt hàng phân bón. Đây là động thái giúp “hạ nhiệt” mặt hàng này trong bối cảnh giá phân bón tăng cao.

PVFCCo: Quý 1 đạt kết quả ấn tượng, ra mắt sản phẩm mới

Thực hiện tốt công tác dự báo, quản trị rủi ro và quản trị biến động, trong quý 1-2022, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM, nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tận dụng tốt các cơ hội trong sản xuất kinh doanh, đạt kết quả hết sức ấn tượng, tạo đà vững chắc cho cả năm 2022.

Phân vô cơ tăng giá, cơ hội nào cho phân bón hữu cơ?

Giá phân bón thế giới (chủ yếu là phân bón vô cơ) và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp. Đây chính là cơ hội cho phân bón hữu cơ “lên ngôi”. Nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản do thói quen và quan điểm lâu đời khiến phân bón hữu cơ gặp khó.

Giá phân bón tăng cao và kịch bản cho Việt Nam

Xung đột Nga - Ukraine kéo theo giá phân bón thế giới tăng mạnh. Ở trong nước, giá phân bón đã tăng cao nhất trong vòng 50 năm qua.

Giá phân bón khó hạ nhiệt: Chẳng nhẽ bó tay?

Giá phân bón đã tăng cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và hàng chục triệu nông dân trong nước mà còn khiến sản phẩm nông nghiệp càng trở nên khó khăn hơn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới... 

PHÂN BÓN CÀ MAU VÌ MÀU XANH TRƯỜNG SA

Ngày 11/04/2022, tại cảng Thành Tài, tỉnh Long An, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; HOSE:DCM) phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân triển khai chương trình “Phân bón Cà Mau vì màu Xanh Trường Sa”. Tại sự kiện, Phân bón Cà Mau tiến hành tài trợ 200 tấn phân bón trị giá hơn 1,8 tỷ đồng, nhằm góp phần để những màu xanh trên đảo được phát triển mạnh mẽ, đơm hoa, kết trái, xây dựng huyện đảo Trường Sa có môi trường xanh – sạch – đẹp.

Nhận diện 92 loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng Cục BVTV vừa công bố

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ban hành Thông báo số 503/BVTV-TTPC, công bố việc xử phạt 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.

Ông Phùng Hà nói về công nghệ 'nước với lửa' của Supe lân vi sinh

Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết không thể bỏ sử dụng phân vô cơ được bởi nếu thế sẽ không đáp ứng đủ lương thực cho xã hội nhưng…

Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn kỷ niệm 33 năm thành lập và công bố sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón mới

Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (Công ty SPC) tiền thân là Nhà máy thuốc trừ sâu Sài Gòn trực thuộc Chi cục BVTV TP. HCM được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1989. Năm 2009, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. 

Doanh nghiệp phân bón có hưởng lợi sau căng thẳng Nga - Ukraine?

Các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ khiến ngành phân bón của Nga gặp nguy, song lại mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất khác, điển hình như Việt Nam. Doanh nghiệp phân bón của Việt Nam đang chớp lấy thời cơ, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Căng thẳng Nga - Ukraine tác động mạnh tới thị trường phân bón

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Nga, Belarus đang đẩy giá nhiều mặt hàng trong chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp tăng phi mã, đặc biệt là phân bón.

Thư mời tham dự Toạ đàm " Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân trong tình hình mới”

Hiệp hội xin gửi đến các doanh nghiệp thành viên thông tin về buổi Tọa đàm để các doanh nghiệp có thể tham gia.

 

Nhằm triển khai hiệu quả, bền vững và thiết thực Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam, gọi tắt là IPSC, do USAID tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi Toạ đàm “Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân trong tình hình mới” để giới thiệu chi tiết về Dự án với Lãnh đạo các Hiệp hội, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về Tọa đàm như sau:

  • Thời gian: 14:00 – 16:00, chiều thứ 6, ngày 25/2/2022
  • Hình thức: trực tiếp tại điểm cầu TP. HCM kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom
  • Địa điểm: Phòng Apollo 2+3, Liberty Central Saigon Riverside hotel, 17 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • Nội dung:
    • Giới thiệu chi tiết tới các Hiệp hội về dự án IPS-C, gồm các nội dung hợp phần, cách thức vận hành, tiêu chí lựa chọn DN và Hiệp hội để hỗ trợ, các ưu tiên trong năm 1 Dự án và các hoạt động cụ thể trong thời gian tới cũng như cách thức đăng ký tham dự.
    • Trao đổi, chia sẻ từ phía các Hiệp hội về các vấn đề nóng, thực tiễn của Doanh nghiệp hội viên để Dự án và Bộ KHĐT nắm bắt nhằm thiết kế các gói hỗ trợ DN, Hiệp hội thiết thực và sát với nhu cầu. Đồng thời cũng xác định các hoạt động có thể phối hợp ngay giữa Dự án và Hiệp hội thời gian tới.
  • Link zoom (cho đại biểu dự trực tuyến): https://zoom.us/j/94935843935?pwd=a2d1Z0hmOHhuODJzZFhZUVJZeU03QT09  (Meeting ID: 949 3584 3935Passcode: 299891)

 

Với vai trò là đơn vị hỗ trợ IPSC kết nối cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, Văn phòng ViEF (Văn phòng Ban IV) trân trọng kính mời anh/chị Lãnh đạo Hiệp hội, Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tham dự Buổi Toạ đàm nêu trên.

 

Do Dự án thiết kết gồm 4 hợp phần gồm (i) hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của DN, (ii) hỗ trợ về đổi mới sáng tạo, (iii) cải thiện môi trường kinh doanh và (iv) hỗ trợ liên kết doanh nghiệp, hiệp hội nên ViEF đề xuất mời mỗi Hiệp hội 3-5 đại diện lãnh đạo cùng tham dự sự kiện để tiếp cận/nắm bắt thông tin Dự án từ nhiều giác độ.

 

Để quá trình chuẩn bị được chu đáo, anh/chị vui lòng xác nhận tham dự và hình thức tham dự trước ngày 24/2/2022 với đầu mối: anh Nguyễn Đức Tường – chuyên viên Văn phòng ViEF (VP Ban IV), Email: tuong.nd@vief.vnsố di động: 0945.020.909 hoặc các đầu mối khác trong Thư mời.

 

Trân trọng,

 

Văn phòng ViEF/Văn phòng Ban IV.


Sau nhịp giảm mạnh, xu thế giá phân bón thời gian tới như thế nào?

Sau tết, giá các loại phân bón giảm mạnh cả trong nước và trên thị trường thế giới, vậy giá các loại phân bón biến động ra sao trong thời gian tới?

Kết nối doanh nghiệp kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp

Tối ngày 14/2, Diễn đàn ‘Kết nối doanh nghiệp kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp’ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Sự kiện có sự tham dự của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo các cục, vụ có liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; các Sở Nông nghiệp, các hiệp hội doanh nhân kiều bào, các hội trí thức kiều bào...Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tham gia trực tuyến Diễn đàn này.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết đây là diễn đàn đầu tiên Bộ NN&PTNT tổ chức để kết nối với kiều bào ngay sau Tết Nhâm Dần.

Ông chia sẻ, dù ở xa quê hương, mỗi người Việt đã và đang trở thành cầu nối quan trọng giới thiệu với bạn bè thế giới các sản phẩm nông sản của Việt Nam cũng như đưa đầu tư nước ngoài vào trong nước.

Từ những trung tâm thương mại lớn của người Việt ở nước ngoài như Incentra ở Matxcơva, Đồng Xuân ở Berlin, Sapa ở Czech, ASEAN Garden Mall tại Mỹ, Thanh Bình Jeune tại Pháp, chợ Bến Thành tại Úc đến những cửa hàng, siêu thị, quán ăn, quán cà phê…, dù nhỏ hay to kiều bào ở nước ngoài đều thể hiện tâm của người Việt đưa sản phẩm đi khắp bốn phương.

Đóng góp của kiều bào còn phải kể đến tri thức và kinh nghiệm quý báu đang giúp ngành nông nghiệp chuyển mình thông qua chia sẻ và đưa những công nghệ mới, mô hình sản xuất tiên tiến vào sản xuất như nuôi tôm công nghệ cao, phân bón thông minh, bao bì bảo quản nông sản đa lớp.

"Chúng tôi rất mong bà con tiếp tục làm cầu nối đưa nông sản Việt vươn cao, vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, bà con giúp thúc đẩy kết nối sản phẩm OCOP theo chương trình quốc gia "Mỗi phường xã một sản phẩm" của Việt Nam, đây là những sản phẩm có tiềm năng, có chất lượng và mang đậm nét văn hóa bản sắc của vùng miền nông thôn Việt Nam" - ông Nam chia sẻ.

Ông Nam cho biết ngành nông nghiệp đang tập trung phát triển các chuỗi giá trị nông sản, các chủ thể trong sản xuất để kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, Thứ trưởng mong bà con giúp thúc đẩy kết nối sản phẩm OCOP theo Chương trình quốc gia Mỗi làng một sản phẩm của Việt Nam. Bà con cũng là kênh truyền tải tri thức, công nghệ và huy động nguồn lực tài chính, đưa nông nghiệp Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và là Trung tâm chế biến, logistics trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu…

Từ đó, sẽ giúp đưa ngành nông nghiệp Việt Nam thực hiện các mục tiêu Chính phủ đã đề ra, đó là xây dựng nền Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh thời gian qua, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vui mừng khi được chứng kiến nhiều hoạt động đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiếp sau đó, các đại biểu tiếp tục nghe các kiều bào, doanh nhân kiều bào, các trí thức kiều bào đóng góp ý kiến qua các chủ đề thương mại, đầu tư và áp dụng công nghệ cao.