Các tin tức chính

Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đã nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% vào nội dung sửa đổi Luật Thuế GTGT.

Đừng để Luật thuế 71 là "rào cản" của doanh nghiệp trên sân nhà

Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón vào danh mục không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Luật 71/2014/QH 13 không những không kéo giá phân bón giảm, ngược lại còn gây nên một số tác động tiêu cực, nông dân cũng không được hưởng lợi trong suốt hơn 5 năm qua.

Thị trường phân bón mùa Covid - 19: Khó khăn vây tứ phía

Trong 5 năm trở lại đây, từ khi thực hiện Luật số 71/2014/QH13 quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), số thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của doanh nghiệp phân bón trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) lên tới hơn 3.000 tỉ đồng. Thêm rất nhiều khó khăn hiện hữu như tình hình dịch bệnh, hạn mặn ở miền Tây… khiến ngành phân bón chưa bao giờ gặp khó như hiện tại.

Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0-5%

Ngày 13/4/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón.

Cấp thiết sửa thuế giá trị gia tăng phân bón để gỡ khó cho ngành nông nghiệp

Chính sách thuế Giá trị gia tăng (GTGT - VAT) bất hợp lý với ngành sản xuất kinh doanh phân bón đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp.

Tính thuế phân bón thế nào để giảm gánh nặng cho nông dân?

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản khó khăn do dịch Covid-19, việc đưa mặt hàng phân bón thuộc diện chịu thuế VAT là phù hợp với pháp luật hiện hành và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và nông dân.

Sớm sửa Luật Thuế 71 gỡ khó cho doanh nghiệp phân bón vượt qua dịch Covid-19

Khó khăn chồng chất do nguyên liệu đầu vào tăng, giá nông sản giảm, lại thêm dịch Covid-19, doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sớm sửa Luật Thuế 71. 

The Global Fertilizer Supply Chain is committed to delivering plant nutrition products to farmers around the world in these challenging times

Global fertilizer consumption reached 193 million nutrient tons in 2017.  The global fertilizer industry, with a global production revenue of $250 billion in 2018, also provides close to a million direct jobs, some 2.2 million indirect jobs in transport and retail, and a great deal more when considering indirect jobs at the farm level or the wider upstream agri-food supply chain.  Its products reach farmers around the world and are estimated to be responsible for some 50% of the total food supply. “Fertilizers are food for crops,” IFA Chairperson Mostafa Terrab emphasizes, “and as such ensure food for people.  While the widespread implications of COVID-19 are challenging, all the players in the fertilizer value chain, from producers to traders, distributors and retailers, are committed to doing all they can to ensure an adequate supply of plant nutrition products and to minimizing disruptions to the subsequent movement of fertilizers, while being vigilant to prevent the spread of the virus.”

Buổi làm việc giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Ngày 05 tháng 3 năm 2020, ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp và làm việc với Hiệp hội Phân bón Việt Nam. 

Hacheco tiên phong đưa công nghệ 4.0 vào ngành phân bón

Theo ông Lê Trọng Phúc, CEO Hacheco, khái niệm mua rẻ bán đắt đã không còn phù hợp trong thời đại công nghệ 4.0, từ đó Hacheco chọn cho mình một lối đi riêng.

Cuộc họp bàn về một số biện pháp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất kinh doanh phân bón

Ngày 26 tháng 02 năm 2020, tại Hà Nội, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội bao gồm: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau, Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Phân đạm và Hóa chất miền Bắc bàn về một số biện pháp có thể góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là việc đề nghị sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (sau đây gọi tắt là Luật số 71).

Vì sao giá thành phân bón đang bị đội thêm 5.000 tỉ đồng?

Theo ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ tính vào chi phí của các doanh nghiệp hiện lên đến hơn 5.000 tỉ đồng và toàn bộ số này bị tính vào giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán cho nông dân.

V/v xin ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt

Hiệp hội Phân bón Việt  Nam nhận được công văn của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị góp ý cho Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, đề nghị quý hội viên nếu có ý kiến đóng góp xin gửi về Hiệp hội để tổng hợp.

Chương trình học tập khảo sát xúc tiến tại Mỹ tháng 5/2020

Kính gửi:  Lãnh đạo các Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp 

                 Thế giới đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ mới với sự chuyển động nhanh chóng làm thay đổi cơ bản, rộng khắp, toàn diện lối sống, phong cách làm việc và kết nối thông minh. Đây là cơ hội quý giá mà Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt để tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong xu hướng “số hóa”, chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, bản thân mỗi tổ chức cần xác định việc ưu tiên cho đầu tư đổi mới công nghệ là nền tảng phát triển. Tuy nhiên, chất lượng khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế và có khoảng cách ngày càng xa so với các nước phát triển. Vì vậy, việc tổ chức các chương trình khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và thu hút đầu tư từ các cường quốc thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu để ứng dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam hiện nay là rất cần thiết cho các cơ quan, đơn vị và doanh  nghiệp ở Việt Nam.

Với chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và là cầu nối với các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các chương trình học tập, khảo sát thực tế với chủ đề:

HỌC TẬP SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TỪ MỸ 

Trân trọng kính mời Quý đơn vị cử đại diện tham gia chương trình và xem thông tin ở file đính kèm

Mọi thông tin chi tiết hơn xin mời liên hệ:

MrHoàng Thắng | Di Động: 0904.30.27.25

Email: thangnh-itb@vcci.com.vnthangnh81@gmail.com ; thangnh@vcciesp.vn ;                 

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Tel/Fax: (024) 3574 2622

Công nghệ giúp Công ty Phân bón Việt Nhật sản xuất sạch, tạo sản phẩm sạch

Sản xuất và môi trường luôn là hai vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp và quốc gia. Sản xuất càng phát triển, môi trường bị tác động càng nhiều. Các loại rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, khói bụi… trong quá trình sản xuất sẽ dẫn đến sự ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất đai.

Phân bón hữu cơ Sông Gianh

Trong xu hướng SX nông nghiệp sạch, bền vững, nông sản làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều công ty SX phân bón đã tích cực hưởng ứng chủ trương này của Bộ NN- PTNT, trong đó có Tổng công ty Sông Gianh...

V/v xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới

Kính gửi:

 

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Hiệp hội ngành hàng;

- Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

 

Ngày 05 tháng 02 năm 2020, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 808/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới. 

 

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xin gửi công văn số 95/XNK-NS ngày 05/02/2020 và công văn số 808/VPCP-KTTH để quý Cơ quan được biết. 

 

Đề nghị quý Cơ quan thường xuyên thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới đất liền về Bộ Công Thương (thông qua Cục Xuất nhập khẩu theo địa chỉ email: xnk-ns@moit.gov.vnlinhntm@moit.gov.vn; 0912178739) để Bộ Công Thương kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có).

 

Trân trọng./.

Đạm Phú Mỹ (DPM) dự kiến kế hoạch lợi nhuận năm 2020 là 513 tỷ đồng

(ĐTCK) Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM - sàn HOSE) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng sản lượng sản xuất là 1.035.750 tấn phân bón và hóa chất các loại, trong đó Đạm Phú Mỹ là 785.000 tấn, NPK Phú Mỹ 180.000 tấn. Tổng sản lượng kinh doanh là 1.263.800 tấn phân bón, hóa chất các loại, trong đó sản lượng kinh doanh hai sản phẩm chính Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ là 960.000 tấn.

Đạm Cà Mau đặt mục tiêu doanh thu gần 8.000 tỷ năm 2020

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết mục tiêu doanh thu tăng 10% trong năm sau là thách thức với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Đạm Ninh Bình - Khởi sắc từ gian khó

Năm 2019, đạm Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc, mang lại những tín hiệu vui bằng sự cố gắng đồng lòng quyết tâm vượt khó của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty.

Ban hành Chỉ thị tăng cường phát triển, sử dụng phân bón hữu cơ

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa ban hành Chỉ thị số 117 về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ tại Việt Nam.

Vì sao giá thành phân bón đang bị đội thêm 5.000 tỉ đồng?

Theo ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ tính vào chi phí của các doanh nghiệp hiện lên đến hơn 5.000 tỉ đồng và toàn bộ số này bị tính vào giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán cho nông dân.

Ngành phân bón gặp khó vì chính sách?

Toàn bộ nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá vốn tăng, giá nông sản giảm sâu kỷ lục, gánh nặng tài chính và đặc biệt là Luật Thuế 71 khiến các doanh nghiệp phân bón gặp khó khăn, thách thức lớn nhất trong lịch sử.

Hội thảo "Xác định hướng nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực đất đai, phân bón và dinh dưỡng cây trồng, giai đoạn 2020-2030"

Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Viện Thổ nhưỡng, Nông hóa đã tổ chức Hội thảo "Xác định hướng nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực đất đai, phân bón và dinh dưỡng cây trồng, giai đoạn 2020-2030". Hội thảo gồm nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, các đại biểu đã nghe các báo cáo:

- Những vấn đề cấp bách và hướng ưu tiên nghiên cứu về đất trồng trọt phục vụ công tác quản lý nhà nước giai đoạn 2020 - 2030;

- Tổng quan về ngành phân bón Việt Nam;

- Nguyên nhân của suy thoái đất;

- Thực trạng bệnh hại cây trồng trong đất và đề xuất hướng ưu tiên nghiên cứu;

- Những vấn đề cấp bách và hướng ưu tiên nghiên cứu về đất và phân bón giai đoạn 2020 - 2030 cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc;

- Những vấn đề cấp bách và hướng ưu tiên nghiên cứu về đất và phân bón giai đoạn 2020 - 2030 cho vùng Bắc Trung bộ;

- Sử dung nguồn tài nguyên chất thải làm phân bón hữu cơ.

Ông Phùng Hà đã thay mặt Hiệp hội Phân bón Việt Nam trình bày "Tổng quan về ngành phân bón Việt Nam"./.